Nhật Bản là đất nước có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, nền văn hóa lâu đời, kinh tế phát triển vì thế nhu cầu xin visa Nhật Bản của người Việt Nam cho mục đích đi du lịch, thăm người thân, công tác, làm việc, học tập,… ngày càng nhiều. Dưới đây là những thông tin và hướng dẫn thủ tục thị thực giúp bạn đặt chân đến đất nước mặt trời mọc dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn.
1Visa Nhật Bản là gì? Đi du lịch Nhật Bản có cần visa không?
Visa Nhật Bản hay thị thực Nhật Bản là “giấy thông hành” của Chính phủ Nhật Bản cấp cho công dân nước ngoài, cho phép họ nhập cảnh vào Nhật Bản trong một thời gian nhất định với mục đích nhất định, rõ ràng.
Cập nhật đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa nằm trong danh sách các nước được miễn visa Nhật Bản vì vậy mọi công dân Việt Nam nếu muốn đến “Đất nước mặt trời mọc” đều phải xin visa, trừ một số trường hợp được miễn thị thực là:
- Công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao hoặc là hộ chiếu công vụ còn giá trị sử dụng, do Bộ Ngoại giao cấp. Và thành viên gia đình sống cùng một hộ với những người mang các loại hộ chiếu nói trên, có thể sẽ được miễn thị thực nhập cảnh lãnh thổ Nhật Bản.
Visa du lịch Nhật Bản là thị thực cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản tham gia các hoạt động du lịch tham quan, vui chơi, giải trí,… Quý khách có thể xin visa du lịch tự túc hoặc visa du lịch theo Package Tour.
Các loại visa đi Nhật Bản phổ biến hiện nay
Để phân loại visa Nhật Bản sẽ dựa vào những tiêu chí sau:
► Dựa trên số lần nhập cảnh
Visa Nhật Bản có 3 loại phổ biến hiện nay là:
- Visa nhập cảnh 1 lần (Single): Có hiệu lực trong 3 tháng, lưu trú 15 ngày.
- Visa nhập cảnh 2 lần (Double): Có hiệu lực trong 6 tháng (đối với visa quá cảnh – transit là 4 tháng).
- Visa nhập cảnh nhiều lần (Multiple): Có hiệu lực từ 1 năm trở lên dựa theo mục đích sang Nhật.
Lưu ý: Thời hạn hiệu lực tính từ ngày liền sau ngày cấp visa và thời hạn lưu trú (số ngày được lưu trú tại Nhật) tính từ ngày tiếp liền sau ngày nhập cảnh Nhật Bản.
► Dựa theo mục đích chuyến đi
Gồm 5 loại phổ biến:
- Visa du lịch: Số lần nhập cảnh có 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần, thời hạn visa tối đa 5 năm, lưu trú tối đa 30 ngày.
- Visa thăm thân: Số lần nhập cảnh là 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần, thời hạn visa tối đa 5 năm, lưu trú tối đa 30 ngày.
- Visa thương mại: Số lần nhập cảnh là 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần, thời hạn visa tối đa 10 năm, lưu trú tối đa 90 ngày.
- Visa quá cảnh – transit: Số lần nhập cảnh là 1 lần, thời hạn visa tối đa 15 ngày, lưu trú tối đa 72 giờ.
- Visa du học: Số lần nhập cảnh là 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần, thời hạn visa là vô thời hạn (dài hay ngắn phụ thuộc vào năng lực học của đương đơn), lưu trú tối đa 06 năm.
- Visa lao động: Số lần nhập cảnh là 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần, thời hạn visa là vô thời hạn (dài hay ngắn hạn phụ thuộc vào năng lực, trình độ, ngành nghề học của đương đơn), lưu trú tối đa 05 năm.
Những khó khăn khi tự làm visa Nhật
Bạn có thể tự làm hồ sơ xin visa Nhật Bản, tuy nhiên có những khó khăn trong quá trình làm visa đi Nhật khiến bạn mất thời gian, công sức, chi phí,…chẳng hạn:
Không thể cập nhật những thông tin mới nhất về thủ tục xin visa
Bạn tham khảo thủ tục xin visa từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên, những thông tin đó liệu có còn hiệu lực và chính thống. Các yêu cầu về thủ tục, giấy tờ xin visa, các loại visa thường xuyên thay đổi để phù hợp với thực tế mà bạn không thể cập nhật liên tục được.
Chuẩn bị hồ sơ không tốt
Chính vì không có kinh nghiệm trong việc làm visa Nhật và có ít thông tin về thủ tục này nên bạn sẽ không biết cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào dẫn đến việc không đủ, không đúng những giấy tờ Đại sứ quán yêu cầu.
Không chứng minh được tài chính
Để xin visa, bạn phải chứng minh được khả năng chi trả cho chuyến đi. Nguồn tài chính này cần được xác nhận bởi những văn bản pháp lý cụ thể, với giá trị đủ để có thể trang trải cho bạn phù hợp với mục đích visa.
Trả lời không tốt qua buổi phỏng vấn với lãnh sự
Đây là khó khăn thường gặp nhất đối với những người tự làm visa Nhật Bản. Có rất nhiều trường hợp bị từ chối cấp visa chỉ vì những câu trả lời không khớp với hồ sơ hay trả lời sai khi nghe không rõ câu hỏi của viên chức lãnh sự. Cuộc phỏng vấn không đạt sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả xin visa của bạn.
Không chứng minh được ý định trở về Việt Nam sau khi kết thúc chuyến đi
Tình trạng nhập cảnh sau đó ở lại trái phép vô cùng phổ biến hiện nay, vì vậy, khi bạn nộp đơn xin visa, lãnh sự quán sẽ có quyền nghi ngờ rằng bạn có ý định đi rồi định cư trái phép tại đó.
Việc chứng minh sự ràng buộc (gia đình, tài chính, hay công việc, học hành, hoặc tương lai sự nghiệp) và ý định sẽ trở về Việt Nam sau khi chuyến đi kết thúc là rất quan trọng.
Ngoài ra còn một số vướng mắc nữa mà bạn có thể gặp phải như việc liên hệ với đại sứ quán quá khó khăn, khó cập nhật kết quả visa cũng như lý do bị từ chối cấp visa, dịch thuật công chứng không đúng quy định, không lên được bản lịch trình thuyết phục,…
Vì sao nên chọn các đơn vị dịch vụ làm visa Nhật Bản trọn gói?
Có quá nhiều khó khăn trở ngại khi bạn tự xin visa đi nhật Bản, do đó ngay khi có ý định đi Nhật, bạn nên tìm đến các đơn vị dịch vụ làm visa trọn gói để:
- Tiết kiệm thời gian, công sức trong việc tìm hiểu – xác thực thông tin visa hiện hành
- Tiết kiệm chi phí “sửa sai” và được nắm rõ các khoản chi phí ngay từ đầu
- Được hỗ trợ soạn và hoàn thiện hồ sơ đúng theo quy định
- Được hỗ trợ đặt lịch hẹn và nộp hồ sơ
- Được hỗ trợ lên bản lịch trình thuyết phục
- Được hướng dẫn kinh nghiệm phỏng vấn xin visa “ghi điểm” với cán bộ thị thực
- Được cập nhật quá trình xét duyệt hồ sơ liên tục
ALPHA EDUCATION