Xin visa Đan Mạch: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục [Cập nhật 2023]

Điều kiện tiên quyết để xin được visa Đan Mạch

Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có công dân có nguy cơ nhập cư bất hợp pháp đáng kể vào Đan Mạch. Chính vì vậy, Chính phủ Đan Mạch sẽ chỉ xét duyệt visa cho các cá nhân có người bảo lãnh. Bên cạnh đó, bạn sẽ còn cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:

  • Chứng minh quan hệ với với người bảo lãnh ở Đan Mạch (vợ, chồng, con cái, họ hàng…). Nếu mối quan hệ chỉ ở mức xã giao thông thường thì chắc chắn sẽ không được duyệt.
  • Chứng minh sự gắn bó với quê hương của mình để cơ quan xét duyệt yên tâm là bạn sẽ trở về nước khi visa hết hiệu lực.
  • Chứng minh có đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi. Chứng minh khả năng tài chính của người bảo lãnh đủ để chi trả cho chuyến đi của bạn. Theo quy định, bạn cần có ít nhất 350 DKK ~ 1,100,000VNĐ/ngày nếu ở nhà người bảo lãnh và có ít nhất 500 DKK ~ 1,600,000 VNĐ/ngày nếu ở khách sạn.

Ngoài ra, bạn cần xác định rõ mục đích của chuyến đi là gì. Xác định thời gian lưu trú để cơ quan xét duyệt có đủ cơ sở cân nhắc.

Xin visa Đan Mạch có khó hay không?
Xin visa Đan Mạch có khó hay không?

Lựa chọn loại Visa Đan Mạch phù hợp

Visa Đan Mạch được chia ra làm 3 loại là: Visa ngắn hạn, Visa dài hạn hay Visa quá cảnh. Mỗi loại visa sẽ phục vụ cho những mục đích riêng và có độ khó khác nhau. Do vậy, bạn cần cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp.

Visa ngắn hạn (visa Schengen)

Visa Đan Mạch hay thị thực Schengen ngắn hạn được cấp cho mục đích du lịch hoặc kinh doanh. Loại visa này cho phép bạn nhập cảnh vào Đan Mạch và tất cả các quốc gia khác cùng thuộc khối các nước Schengen trong thời gian tối đa là 90 ngày. Visa ngắn hạn có thể là visa du lịch, visa công tác hay visa thăm thân Đan Mạch.

Theo kinh nghiệm, Nowtadi nhận thấy rằng, không chỉ các cá nhân muốn bay sang Đan Mạch mà hầu hết những ai muốn nhập cảnh Châu Âu sẽ lựa chọn hình thức visa này. Đó là bởi chỉ cần xin được thị thực của chính phủ một quốc gia là có thể nhập cảnh vào toàn bộ 26 nước thuộc khối này. Do đó, thay vì xin visa ở các nước khó như Đức, Hà Lan, các cá nhân sẽ xin visa từ các nước dễ hơn rồi sau đó nhập cảnh vào nước mình muốn.

Visa Đan Mạch dài hạn (visa loại D)

Nếu muốn lưu trú trong thời gian dài hơn 90 ngày, bạn sẽ không thể sử dụng visa Schengen mà buộc phải xin cấp thị thực ở quốc gia này. Lưu ý, loại visa Đan Mạch dài hạn này khác hoàn toàn với visa Schengen và bạn không thể dùng nó để nhập cảnh sang các nước khác trong khối.

Ngược lại, bạn sẽ được nhập cảnh nhiều lần vào Đan Mạch với thời hạn dài hơn, khoảng từ 1-5 năm. Ngoài ra, khi sở hữu loại thị thực này, bạn có thể được cấp giấy phép cư trú để phục vụ nhu cầu sinh sống, học tập và làm việc.

Tuy nhiên, quy trình xét duyệt đối với loại visa này rất gắt gao, bạn phải dành nhiều thời gian (khoảng 2-3 tháng trước chuyến đi) để chuẩn bị kỹ lưỡng nếu không muốn bị đánh trượt. Nếu quá bận rộn, bạn có thể liên hệ dịch vụ visa Nowtadi để được hỗ trợ nhé!

Visa quá cảnh

Visa quá cảnh Đan Mạch là 1 loại visa đặc biệt, cho phép bạn vào một sân bay Đan Mạch với ý định bắt chuyến bay đến nước thứ ba. Trong suốt thời gian quá cảnh, bạn có thể nghỉ ngơi trên máy bay hoặc di chuyển trong khu vực quá cảnh để chờ lên máy bay đi tiếp. Nhờ các đặc điểm này mà visa quá cảnh Đan Mạch khá đơn giản trong yêu cầu và thủ tục.

Lưu ý: Nếu đã có visa Đan Mạch thông thường thì không cần xin visa quá cảnh. Chỉ khi chuyến bay cần quá cảnh thì bạn mới cần dùng đến loại visa.

Các quốc gia có thể xin thị thực quá cảnh Đan Mạch gồm:

  • Afghanistan
  • Bangladesh
  • Democratic Republic of the Congo
  • Eritrea
  • Ethiopia
  • Ghana
  • Iran
  • Iraq
  • Nigeria
  • Pakistan
  • Somalia
  • Sri Lanka
  • Syria

Hướng dẫn làm thủ tục xin visa Đan Mạch

Cần chuẩn bị gì cho hồ sơ thị thực Đan Mạch?

Visa và cuộc sống tại Đan Mạch
Visa và cuộc sống tại Đan Mạch

Để xin được visa, đương đơn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cơ bản dưới đây:

  • Tờ khai xin được cấp visa Đan Mạch.
  • Passport cá nhân còn hiệu lực (ít nhất 6 tháng, đảm bảo còn tối thiểu 2 trang trắng,…).
  • Ảnh thẻ dán hộ chiếu đáp ứng yêu cầu ảnh chụp xin visa (Kích thước 4×6).
  • Các loại giấy tờ nhân thân như CCCD, sổ hộ khẩu, sơ yếu lý lịch có chứng nhận từ địa phương.
  • Tài liệu xác nhận tình trạng lý lịch pháp lý từ cơ quan thẩm quyền. Đương đơn cần là người có lý lịch tốt, không vi phạm luật visa hoặc có tiền án, tiền sự trước đây.
  • Giấy tờ xác minh công việc hiện tại như hợp đồng lao động, giấy bổ nhiệm vị trí ở cơ quan (nếu có), giấy phép kinh doanh (nếu là người sở hữu doanh nghiệp), sổ hưu trí (người đã về hưu) hoặc thể HSSV (người ở độ tuổi học sinh, sinh viên).
  • Giấy tờ xác minh về thu nhập, tài sản sở hữu như thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, sao kê số tiền trong tài khoản trong 3 tháng trở lại, giấy tờ nhà đất, xe,…
  • Sổ tạm trú, thẻ tạm trú (nếu có).
  • Tài liệu hoặc giấy xác nhận đã đặt phòng khách sạn, nhà thuê tại Đan Mạch, vé máy bay khứ hồi.
  • Các loại bảo hiểm bắt buộc trong suốt chuyến đi.

Các bước trong quy trình xin visa Đan Mạch

Người nộp visa đi Đan Mạch sẽ trải qua các bước như bên dưới:

  • Bước 1: Tham khảo và chuẩn bị giấy tờ theo yêu cầu. Đương đơn có thể liên hệ các bên tư vấn để bộ hồ sơ nhanh chóng, đạt đúng chuẩn theo yêu cầu Lãnh sự quán.
  • Bước 2: Tiến hành đặt hẹn và mang hồ sơ đi nộp.
    • Đương đơn có thể nộp tại các trung tâm VFS để làm visa. Các địa điểm tại Việt Nam bao gồm:
      • Phía Bắc: Tòa nhà Ocean Park (Tầng 2), Số 1 Đường Đào Duy Anh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội.
      • Phía Nam: Tòa nhà Resco (Tầng 4), số 94-96 Đường Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Đương đơn cần thanh toán phí khi nộp, lệ phí xin visa Đan Mạch gồm:
      • Chi phí nộp visa người trên 18 tuổi: 60 EUR ~ 1,500,000 VNĐ cho mỗi bộ hồ sơ.
      • Chi phí nộp visa trẻ từ 6 – 11 tuổi: 35 EUR ~ 850,000 VNĐ cho mỗi bộ hồ sơ.
      • Phí dịch vụ: 700,000 VNĐ.
      • Phí phát sinh khác (nếu có).
Hướng dẫn quá trình xin visa Đan Mạch
Hướng dẫn quá trình xin visa Đan Mạch

Lưu ý khi xin visa Đan Mạch 

Người xin thị thực đi Đan Mạch cần lưu ý những đặc điểm sau:

  • Đương đơn cần đợi khoảng 15 ngày làm việc để nhận kết quả xét duyệt visa.
  • Các loại giấy tờ khi nộp cho Lãnh sự quán cần được xác minh (nếu là bản copy) và được dịch thuật sang tiếng Anh.
  • Các nội dung được khai bảo có thể được xác minh từ phía thu nhận hồ sơ hoặc qua trao đổi phỏng vấn phát sinh. Vì thế, đương đơn cần khai báo trung thực và đầy đủ chi tiết các thông tin theo yêu cầu.
  • Thời gian xét duyệt có thể kéo dài lâu hơn do nhiều yếu tố khách quan như luật pháp, dịch bệnh,… ảnh hưởng tới chính sách tại Đan Mạch. Ngoài ra, còn các yếu tố chủ quan như hồ sơ thiếu, hồ sơ chưa chính xác, cần xác minh,… Vậy nên, để tránh tình trạng chờ lâu ảnh hưởng kế hoạch, đương đơn cần nộp hồ sơ visa Đan Mạch trước ít nhất 3 tháng tính đến ngày khởi hành đến Đan Mạch theo kế hoạch.

Kết luận

Bài viết trên vừa giúp tổng hợp lại các kiến thức và thông tin chắt lọc nhất cho quá trình xin thị thực Đan Mạch. Chúc bạn thành công đặt chân tới đất nước xinh đẹp này. Nếu muốn tìm hiểu thêm các thủ tục nhập cảnh ở bất cứ quốc gia trên thế giới, bạn hãy tìm đến với Nowtadi để được giải đáp thắc mắc, hướng dẫn và hỗ trợ tận tình cũng như có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các địa điểm du lịch trên thế giới nhé!

ALPHA EDUCATION:

Hotline : 09889591973
Email:  emailtrong@gmail.com

CHI NHÁNH HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà CTM, 299 cầu Giấy, Dịch vọng – Cầu Giấy – Hà Nội


This entry was posted in . Bookmark the permalink.
Tư vấn miến phí
Đăng ký làm đối tác